Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/duyenn/domains/duyennguyen.net/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
Ca lâm sàng trẻ nổi mụn nước - Duyen Nguyen

Ca lâm sàng trẻ nổi mụn nước

Trẻ nhỏ nổi mụn nước là một tình huống lâm sàng hay gặp. Cùng tìm hiểu ca lâm sàng dưới đây để xem nguyên nhân trẻ bị nổi mụn nước nhé.
Một bé gái 3 tuần tuổi, sinh đủ tháng, tiền sử khỏe mạnh, nổi mụn nước 3 ngày, gồm 1 tổn thương trên trán và 1 tổn thương quanh hậu môn. Cha mẹ cho biết gần đây bé bị nghẹt mũi nhẹ và quấy khóc nhưng không sốt, không chảy mủ, máu từ vết thương hoặc phát ban ở những nơi khác. Trẻ bú tốt, tiểu bình thường. Mẹ bé có tiền sử bị mụn cóc sinh dục, nhưng cả bố mẹ đều không có tiền sử nhiễm virus herpes simplex (HSV) ở miệng hoặc sinh dục.
Khám:
+ toàn trạng tốt, nhiệt độ 37,3°C, nhịp tim 156 lần/phút, nhịp thở 33 lần/phút và độ bão hòa oxy là 100%. Bé nặng 3,3 kg.
+ Một mụn nước 3 mm đã bị vỡ ở gần lông mày bên phải với một số mụn mủ nhỏ và ban đỏ rải rác và vảy trên trán, sống mũi và mí mắt.
+ Một mụn nước 3 mm, viền có vảy, và ban đỏ xung quanh ở mông bên phải.
+ Trẻ thở bình thường, thóp trước và sau mở, phẳng. Không có biểu hiện gan lách to, nổi hạch, hoặc phát ban ở những nơi khác.
Chẩn đoán phân biệt
Với độ tuổi và biểu hiện như trên, nhiễm HSV là chẩn đoán hàng đầu và đáng quan tâm nhất trong chẩn đoán phân biệt, nhưng nhiễm trùng varicella và tụ cầu cũng được xem xét.
Xét nghiệm:
Công thức máu, sinh hóa thường qui, CRP, procalcitonin và phân tích nước tiểu không phát hiện gì đặc biệt.
Các xét nghiệm dịch não tủy được chỉ định, cho kết quả:
Dịch não tủy lẫn máu, có 416 tế bào bạch cầu/ microlit và 605.000 tế bào hồng cầu/ microlit, với 4% bạch cầu trung tính, 83% tế bào lympho, 1% tế bào lympho phản ứng, và 12% tế bào monocytoid.
Không làm được xét nghiệm protein và glucose trên CSF.
PCR HSV và VZV từ máu, dịch não tủy và tổn thương trên da, cũng như xét nghiệm PCR HSV từ kết mạc, mi, hầu họng và trực tràng của bệnh nhân được thực hiện. Kết quả PCR HSV trên tất cả các mẫu đều âm tính.𝐓𝐮𝐲 𝐧𝐡𝐢𝐞̂𝐧, 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐏𝐂𝐑 𝐕𝐙𝐕 𝐝𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐨̛̉ 𝐦𝐚̂̃𝐮 𝐥𝐚̂́𝐲 𝐭𝐮̛̀ 𝐭𝐨̂̉𝐧 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐝𝐚 𝐯𝐚̀ 𝐦𝐚́𝐮 nhưng âm tính với mẫu dịch não tủy.
Bệnh nhân được chỉ định ampicillin, gentamicin và acyclovir truyền tĩnh mạch theo kinh nghiệm và được đưa vào đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU).
Varicella, thường được gọi là bệnh thủy đậu, là do nhiễm VZV nguyên phát, thường gặp ở trẻ em chưa được tiêm chủng, với tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở trẻ em từ 1 đến 9 tuổi. Biểu hiện thường nhẹ đến trung bình ở những người khỏe mạnh, nhưng có xu hướng trầm trọng hơn ở trẻ sơ sinh, và những người bị suy giảm miễn dịch. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm bội nhiễm vi khuẩn gây tổn thương da, viêm phổi và biến chứng thần kinh trung ương. Nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do varicella cao hơn ở trẻ sơ sinh.
Quyết định điều trị tùy thuộc vào đặc điểm bệnh nhân, mức độ bệnh và đáp ứng ban đầu với liệu pháp. Thuốc kháng vi-rút được lựa chọn là acyclovir, ngăn chặn sự tổng hợp DNA của virus bằng cách ức chế DNA polymerase của virus và hiệu quả nhất nếu được tiêm tĩnh mạch trong vòng 72 giờ. Gần đây, một số tác giả đã khuyến cáo điều trị bằng acyclovir cho tất cả bệnh nhân dưới 1 tháng tuổi có các dấu hiệu lâm sàng của bệnh thủy đậu.
Mẹ bệnh nhân có kháng thể IgG VZV, do vậy có thể đã góp phần làm bệnh của trẻ nhẹ hơn.
𝐊𝐞̂́𝐭 𝐪𝐮𝐚̉ đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐚̂𝐧
Một ngày sau khi nhập viện, trẻ xuất hiện thêm các tổn thương mụn nước trên thân và tứ chi. Bệnh nhân tiếp tục được dùng acyclovir tiêm tĩnh mạch, nhưng ngừng thuốc kháng sinh sau 48 giờ vì nuôi cấy vi khuẩn âm tính. Điện não đồ bình thường. Bệnh nhân sốt 38,0°C nhưng không cần dùng thuốc. Bé được tiếp tục dùng acyclovir tiêm tĩnh mạch trong 1 tuần cho đến khi xuất viện. Vào thời điểm xuất viện, tất cả các mẫu cấy vi khuẩn đều âm tính và các tổn thương mụn nước của trẻ sơ sinh đã đóng vảy.
Trường hợp này nhấn mạnh tầm quan trọng trong chẩn đoán phân biệt các căn nguyên gây tổn thương mụn nước ở trẻ sơ sinh, vì các bác sĩ thường nghĩ ngay tới HSV, do vậy VZV có thể bị bỏ qua. Hơn nữa, tiêm phòng thủy đậu vẫn cần được quan tâm tích cực để đạt được miễn dịch cộng đồng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0915589309