Cơ chế giảm tiểu cầu do Heparin là gì? Xử lý trường hợp giảm tiểu cầu do Heparin như thế nào?
Cùng tìm hiểu ca lâm sàng sau để hiểu thêm về tình trạng lâm sàng này nhé.
Bệnh nhân nữ 45 tuổi nhập viện để thay van hai lá. Phẫu thuật được thực hiện thành công không có xảy ra vấn đề ngoài ý muốn nhưng 5 ngày sau khi phẫu thuật, bệnh nhân bị DVT chi dưới và được chỉ định sử dụng UFH. Vào ngày +7, tiểu cầu của bệnh nhân (số lượng tiểu cầu bình thường trước khi mổ) giảm xuống còn 25 x 109/L và đã được khẳng định bằng việc lặp lại xét nghiệm.
Câu hỏi 1: Giải thích nguyên nhân giảm tiểu cầu?
Câu hỏi 2: Bạn sẽ yêu cầu thêm xét nghiệm gì?
Câu hỏi 4: Cơ chế giảm tiểu cầu trong HIT?
Câu hỏi 5: Điều trị bệnh nhân này như thế nào?
Các khả năng có thể giải thích cho tình trạng giảm tiểu cầu trên là:
Các khả năng có thể giải thích cho tình trạng giảm tiểu cầu trên là:
- HIT (Heparin Induced Thrombocytopaenia)
- DIC
- Nhiễm trùng
- Giảm tiểu cầu do thuốc (không phải HIT)
- Bệnh gan
Bạn cần cân nhắc các xét nghiệm sau:
- Công thức máu
- Chức năng gan thận
- Đông máu cơ bản: PT/APTT/Fib
- D dimers
- Sàng lọc nhiễm trùng bao gồm cả cấy máu
- Sàng lọc HIT
Tính điểm 4T
Chỉ số | Kết quả | Điểm |
Số lượng tiểu cầu | 25 x 109/L | +2 |
Bắt đầu giảm tiểu cầu rõ ràng trong 5-10 ngày | Có | +2 |
Tắc mạch hoặc biến chứng khác | Không | 0 |
Các nguyên nhân khác gây giảm tiểu cầu | Không | +2 |
Tổng | +6 |
Điểm 4T của bệnh nhân là 6. Dấu hiệu DVT có thể bỏ qua khi tính điểm vì mặc dù bệnh nhân dùng UFH trong quá trình sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể, số lượng tiểu cầu của bệnh nhân sau phẫu thuật là bình thường và số lượng tiểu cầu cũng bình thường khi bệnh nhân bị DVT.
Kết quả sàng lọc HIT dương tính.
Vậy cơ chế giảm tiểu cầu trong HIT là gì?
PF4 được dự trữ trong hạt anpha của tiểu cầu và được giải phóng khi tiểu cầu hoạt hóa. PF4 gắn với glycosaminglycans (GAGs) trên tế bào nội mô thay thế Antithrombin.
PF4 có ái tính cao với UFH và khi có mặt UFH, sẽ kéo PF4 vào tuần hoàn nơi nó sẽ tương tác với Heparin để tạo thành phức hợp PF4-Heparin. PF4 cũng có thể gắn với vi khuẩn Gam âm và Gram dương, cùng với sự hoạt hóa tiểu cầu và giải phóng PF4, có thể kích thích đáp ứng miễn dịch sau phơi nhiễm với Heparin. Sự hình thành kháng thể chống lại phức hợp Heparin-FP4 dẫn đến hình thành phức hợp miễn dịch gắn với thụ thể FcgRIIa, dẫn đến hoạt hóa tiểu cầu và giải phóng các vi hạt tiền đông và giảm tiểu cầu. Tiểu cầu hoạt hóa trong HIT còn do Thrombin, có thể thông qua hoạt hóa thụ thể FcgRIIa của tế bào mono, do đó làm tăng biểu hiện của Tissue Factor và do đó tiểu cầu được hoạt hóa thông qua thrombin.
Điều trị: Cần dừng truyền UFH và chuyển sang dùng các thuốc chống đông đường tiêm thay thế như Danaparoid.
Một số bài viết khác:
Nguyên nhân gây bệnh tự miễn
Chẩn đoán rối loạn đông máu di truyền hiếm gặp
Sơ lược về rối loạn tăng đông máu
Cách sử dụng các xét nghiệm đông máu
Điều trị rối loạn chảy máu di truyền
Đáp ứng miễn dịch khi nhiễm HIV