Nguyên nhân phát ban dạng nốt ở chi dưới của trẻ có thể là gì?
Phát ban dạng nốt ở chi dưới của trẻ là một tình trạng lâm sàng hay gặp. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là gì? Cùng tìm hiểu ca lâm sàng sau đây để có thêm kinh nghiệm chẩn đoán tình trạng này.
Một bé gái 2 tuổi trước đó khỏe mạnh, nổi ban đỏ ngứa 2 bên chân 2 ngày trước khi tới khám, dạng vết bầm tím, cứng và nóng khi chạm vào (hình dưới); Bệnh nhân không sốt, các chỉ số tăng trưởng bình thường so với tuổi, không có triệu chứng khác, sinh hoạt bình thường.
Các xét nghiệm được chỉ định bao gồm CRP để đánh giá tình trạng viêm, mức acid uric, lactate dehydrogenase (LDH) để loại trừ bệnh ác tính, QuantiFERON-TB Gold để loại trừ bệnh lao và kháng thể Mycoplasma pneumoniae.
𝐊𝐞̂́𝐭 𝐪𝐮𝐚̉:
Axit uric: 3,5 mg Kết quả:/ dL (bình thường, 2,6-6,4 mg / dL)
LDH: 198 đơn vị / L (bình thường, 220-462 đơn vị / L)
CRP: 3,1 mg / L
𝐊𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐌𝐲𝐜𝐨𝐩𝐥𝐚𝐬𝐦𝐚 𝐩𝐧𝐞𝐮𝐦𝐨𝐧𝐢𝐚𝐞, 𝐈𝐠𝐌: 𝟏𝟐𝟑𝟒 𝐔 / 𝐦𝐋 (bình thường, <770 U/mL)
Kháng thể Mycoplasma pneumoniae, IgG: 0,90 (bình thường 0,90)
QuantiFERON-TB: âm tính
𝐂𝐡𝐚̂̉𝐧 đ𝐨𝐚́𝐧 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭
Ban đỏ nốt sần (EN) có thể là dấu hiệu đầu tiên của một bệnh toàn thân như bệnh lao và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm khác, bệnh viêm ruột, bệnh sarcoidosis hoặc ung thư, mặc dù trong nhiều trường hợp, không tìm thấy nguyên nhân gây bệnh EN. Căn nguyên phổ biến của EN ở trẻ em là vô căn, sau đó là nhiễm trùng, bệnh sarcoid và sử dụng thuốc kháng sinh. Trong số các căn nguyên truyền nhiễm của EN ở trẻ em, thường gặp nhất là viêm họng do liên cầu, Yersinia, Mycoplasma, Chlamydia, histoplasmosis, coccidioidomycosis và Mycobacterium.
Đánh giá chẩn đoán EN bao gồm hỏi tiền sử và khám lâm sàng cũng như xét nghiệm công thức máu, máu lắng ESR và CRP, tuỳ bệnh cảnh có thể cần thêm xét nghiệm tìm nhiễm trùng liên cầu, chụp X quang phổi, cấy phân, hoặc xét nghiệm để tìm vi khuẩn lao. Mặc dù EN thường tự giới hạn, bất kỳ rối loạn tiềm ẩn nào được xác định cần được điều trị thích hợp. Đau do tổn thương EN có thể được điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid.
Bệnh nhân này không có các triệu chứng như sốt, khó chịu và đau khớp, và không có các triệu chứng hô hấp trên trước đó. Việc không bị sốt, đau họng và các triệu chứng hô hấp kèm theo khiến ít có khả năng EN của bé là thứ phát do nhiễm vi khuẩn Streptococcus hoặc Mycobacterium tuberculosis. Ngoài ra, bé không tiếp xúc với người bệnh lao. Bé đã được xét nghiệm QuantiFERON-TB Gold Plus để loại trừ nhiễm vi khuẩn lao , kết quả là âm tính.
Bé không có các triệu chứng về đường tiêu hóa nên ít có khả năng các biểu hiện trên da là thứ phát do Yersinia enterocolitica hoặc Yersinia pseudotuber tuberculosis. Tương tự, không có tiền sử gia đình về bệnh ruột kích thích và không có rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào của bệnh sarcoidosis và không đau bụng, thay đổi thị lực, sốt, mệt mỏi hoặc sụt cân. Hơn nữa, mức LDH dưới mức bình thường đã loại trừ các bệnh ác tính.
Mặc dù bệnh nhân này không có triệu chứng hô hấp hoặc dấu hiệu của bệnh toàn thân, kết quả xét nghiệm của bé là 𝐝𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐌𝐲𝐜𝐨𝐩𝐥𝐚𝐬𝐦𝐚 𝐩𝐧𝐞𝐮𝐦𝐨𝐧𝐢𝐚𝐞 𝐈𝐠𝐌. Kết hợp với các kết quả máu lắng ESR tăng, bé được chẩn đoán EN do nhiễm trùng với Mycoplasma pneumoniae.
Mycoplasma pneumoniae là một nguyên nhân đáng kể gây nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở cả người lớn và trẻ em, chiếm tới 40% viêm phổi mắc phải trong cộng đồng. Hầu hết những người bị nhiễm đều mắc bệnh nhẹ, bệnh này thường tự khỏi mà không có biến chứng. Các triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm trùng M pneumoniae ở trẻ em bao gồm sốt nhẹ, ho, buồn nôn / nôn và phát ban trên da.
Viêm phổi không điển hình do M.pneumoniae phổ biến nhất ở trẻ em trong độ tuổi đi học, với các nghiên cứu cho thấy chỉ 13% đến 18% trẻ bị nhiễm bệnh xuất hiện các triệu chứng. Các ước tính chỉ ra rằng trong số những người bị nhiễm M pneumoniae, 50% người lớn và 20% trẻ em hoàn toàn không có triệu chứng.
Ở bệnh nhân này, triệu chứng duy nhất là ban trên da. Các thay đổi về da liên quan đến nhiễm trùng M. pneumoniae đã được báo cáo trong 25% trường hợp. Các phát hiện về da từ phát ban dát sần hoặc mụn nước nhẹ đến các tổn thương ban xuất huyết dạng bóng nước và thậm chí là hội chứng giống Stevens-Johnson, được gọi là Phát ban do viêm phổi và viêm niêm mạc do Mycoplasma pnemoniae gây ra.
Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣
Nhiễm trùng M.pneumoniae thường nhẹ và tự giới hạn, không cần điều trị đặc hiệu. Trong trường hợp viêm phổi do nhiễm M. pneumoniae, phương pháp điều trị được chấp nhận rộng rãi nhất ở trẻ em là dùng kháng sinh nhóm macrolid, chẳng hạn như erythromycin, clarithromycin và azithromycin. Mycoplasma pneumoniae không có thành tế bào, làm cho kháng sinh ß-lactam không hiệu quả. Hơn nữa, macrolid ít tác dụng phụ hơn tetracyclin và fluoroquinolon. Ở những trẻ không đáp ứng với điều trị kháng sinh, điều trị kết hợp corticosteroid đã được chứng minh là có hiệu quả.
Các biến chứng của nhiễm trùng Mycoplasma pneumoniae hiếm gặp ở trẻ em bao gồm suy hô hấp cấp và hen suyễn, xuất huyết phế nang.
𝐊𝐞̂́𝐭 𝐪𝐮𝐚̉ đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐚̂𝐧
Dùng Ibuprofen, nghỉ ngơi và kê cao chân không cải thiện triệu chứng da của bệnh nhân.
Bệnh nhân đã dùng 5 ngày của azithromycin (10 mg / kg, ngày 1; 5 mg / kg, ngày thứ 2-5) theo khuyến nghị của bác sĩ bệnh truyền nhiễm. Bệnh nhân vẫn khỏe mạnh và cải thiện dần các tổn thương trên da.
Một số bài viết khác:
Nguyên nhân gây bệnh tự miễn
Chẩn đoán rối loạn đông máu di truyền hiếm gặp
Sơ lược về rối loạn tăng đông máu
Cách sử dụng các xét nghiệm đông máu
Điều trị rối loạn chảy máu di truyền
Đáp ứng miễn dịch khi nhiễm HIV