Ca lâm sàng tăng lymphocyte không điển hình

Ý nghĩa của dấu hiệu tăng lymphocyte không điển hình là gì?

Tăng lymphocyte không điển hình là một dấu hiệu xét nghiệm đáng chú ý. Cùng tìm hiểu ca lâm sàng dưới đây để hiểu vai trò của dấu hiệu tăng lymhocyte không điển hình.

Trẻ nữ, 16 tuổi, đến khoa Tai nạn & Cấp cứu (A&E) vì bị ngất khi gắng sức. Bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi và khó thở, sốt một vài ngày trước. Nước tiểu màu sẫm hơn bình thường. Tiền sử có máu trong phân gần một năm nay, kèm theo đau bụng dưới. Không bị sút cân. Các xét nghiệm ban cho thấy thiếu máu hồng cầu bình thường, haptoglobin giảm. Bệnh nhân có men gan tăng nhẹ và CRP tăng cao. Đáng chú ý là LDH và ferritin tăng cao. Phết máu ngoại vi cho thấy tăng các tế bào lympho hoạt hóa.

Thiếu máu được cho là do mất máu trực tràng mãn tính, do đó các xét nghiệm chẩn đoán bổ sung sẽ được yêu cầu ở giai đoạn sau. Bệnh nhân được theo dõi tại nhà.  Năm ngày sau, trẻ đến bệnh viện với biểu hiện nhức đầu, chóng mặt và sốt. Chức năng gan xấu đi. Bạch cầu lympho ở máu ngoại vi tăng. Phân tích kính hiển vi cho thấy nhiều tế bào lympho không điển hình và các smudge cells.

Hình ảnh các tế bào lympho hoạt hóa, kết hợp với xét nghiệm men gan cao, có thể phù hợp với tình trạng nhiễm trùng cấp tính của virus Epstein-Barr (EBV). Kháng thể IgM EBV được chỉ định và có kết quả dương tính. Bệnh nhân được chỉ định điều trị tại nhà, và khám lại sau 1 tháng với các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm cải thiện.

Tác nhân gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là virus Epstein-Barr (EBV). Khi nhiễm virus này có thể thấy xuất hiện nhiều tế bào lympho bất thường trong công thức máu, đặc biệt là ở thanh thiếu niên. Các tế bào lympho hoạt hóa này thường khá mỏng manh, dẫn đến tạo thành các tế bào smudges. Kháng thể EBV-IgM đã hình thành có thể phản ứng chéo với hồng cầu. Điều này dẫn đến kích hoạt bổ thể và tan máu nội mạch. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân này có thể là do sự kết hợp giữa tan máu do virus và do mất máu trực tràng. Một cơ chế hiện chưa được biết đến cũng gây ra tổn thương gan, đặc trưng bởi ALAT, ASAT và LDH tăng cao. Tổn thương này thường nhẹ và không liên quan đến lâm sàng. Bệnh nhân cũng có thể bị ứ mật (GGT và bilirubin tăng cao), do đó có thể gây ra vàng da. Ferritin tăng cao một mặt có thể được giải thích do giai đoạn cấp tính và mặt khác là do tổn thương gan.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường được gọi là bệnh hôn. Vi rút gây bệnh  (EBV) lây lan qua nước bọt. Bạn có thể bị lây qua nụ hôn, nhưng bạn cũng có thể bị lây nhiễm khi dùng chung cốc chén hoặc dụng cụ ăn uống với người bị bệnh. Tuy nhiên, bệnh không dễ lây lan như một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường. Một trong các biến chứng có thể gặp là lách to.

Cellwiki

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0915589309